• :
  • :
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ LỘC !
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI GIẢNG BẰNG PHẦN MỀM MASTER ELEARING

Theo chủ trương của Bộ giáo dục về ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới giáo dục, phần mềm Master Elearning ra đời nhằm mô tả việc học tập đào tạo dựa trên Công nghệ thông tin và truyền thông. Phần mềm sẽ làm biến đổi cách học, học sinh đóng vai trò chủ động trong quá trình đào tạo.
CÁC BƯỚC ĐỂ SOẠN MỘT BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
 Vào đĩa cài đặt thư mục THPHULOC và nhấn đúp chuột vào  MasterElearningTH.exe
 
Nhấn tiếp tục để cài đặtàChọn nơi lưu trữ bộ càià tiếp tụcà cài đặt. Chờ để máy tính cài đặtàkết thúc để hoàn tất
2. Giới thiệu giao diện của phần mềm:
Sau khi cài đặt biểu tượng của phần mềm sẽ xuất hiện trên màn hình Desktop.
Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm trên màn hình.

+ Tab “Soạn bài học” chứa công cụ hỗ trợ cho soạn thảo văn bản.
+ Tab “chèn đa phương tiện” cho phép chèn các dữ liệu tương tác (hình ảnh, âm thanh, video, flash) vào bài giảng.
+ Tab “Hiệu ứng trang” cho phép đặt hiệu ứng xuất hiện cho từng trang của bài giảng.
+ Tab “hiệu ứng” cho phép đặt hiệu ứng cho từng đối tượng trên trang slide của bài giảng.
+ Tab “quản lí biểu mẫu” cho phép chọn theme, màu nền, layout cho tài liệu.
+ Tab “Ghi âm ghi hình” cung cấp công cụ ghi hình từ webcam, ghi hình từ màn hình máy tính, ghi âm, chỉnh sửa âm thanh, chỉnh sửa video, chụp ảnh từ màn hình, chụp ảnh từ webcam, chỉnh sửa ảnh.
+ Tab “quản lý tài liệu”  giúp quản lí kho dữ liệu tương tác, ta có thể them vào.
+ Tab “đóng gói bài giảng” giúp đóng gói bài giảng sang dạng file PDF, HTML, exe, file theo tiêu chuẩn Scorm.
- Vùng trái màn hình mô tả cấu trúc tài liệu.
- Khu vực giữa là vùng soạn thảo
+ Tab “thiết kế” cho phép nhập dữ liệu vào bài giảng.
+ Tab “xem trước” cho phép xem trước nội dung của slide.
- Khu vực bên phải là các thư viện dữ liệu tương tác.
3. Cập nhật cơ sở dữ liệu và nối dữ liệu môn học:
- Cập nhật cơ sở dữ liệu:
Nháy chuột vào biểu tượng của chương trình nằm phía trên góc bên trái và chọn mục cập nhật dữ liệu.

 
Giao diện cập nhật csdl xuất hiện ta chọn cơ sở dữ liệu (chọn file nằm trong thư mục DULIEU/lơp../ …Elearningdata.db từ đĩa CD).
Nhấn nút thực hiện để hệ thống cập nhật dữ liệu.
- Nối dữ liệu môn học vào hệ thống:
Nháy chuột vào biểu tượng của chương trình nằm phía trên góc bên trái và chọn mục “nối dữ liệu môn học”.
 

Nhấn chọn tệp dữ liệu gốc. Mở csdl mà ta muốn nối, chọn môn họcànhấn chọn vào danh sáchàthực hiện nối để hệ thống cập nhật dữ liệu.
4. Tạo mới một bài giảng:
Để tạo tài liệu nhấn nút “tạo bài giảng” trong tab “soạn bài học”.
Thiết lập cấu trúc tài liệu gồm: Trang, phần và trang, Chương phần và trang. Ta có thể tăng giảm hoặc nhập số trang cho bài giảng.

 
Nhập tên tài liệu (tên tài liệu là tiếng Việt không dấu, không chứa kí tự đặc biệt để tránh xảy ra lỗi trong quá trình đóng gói bài giảng), chọn nơi lưu bài giảngànhấn tạo bài giảng.
- Thay đổi cấu trúc bài giảng bằng cách thêm hoặc xóa trang soạn thảo (gần giống trên PP)
+ Thêm trang:
C1: Nháy nút thêm mới một trang trong tab “soạn bài học”.
C2: Nháy chuột phải lên tài liệu chọn thêmà thêm trang.
C3: Nhấn nút Chèn trang nằm ở góc dưới cùng bên phải trong khung cấu trúc bài giảng
+ Xóa trang:
C1: Nhấn nút xóa dữ liệu trong tab “soạn bài học”.
C2: chọn trang cần xóa rồi nhấn de-lete trên bàn phím.
C3: Nháy chuột phải lên trang cần xóa chọn xóa.
C4: Nhấn nút xóa trang nằm ở góc dưới cùng bên phải trong khung cấu trúc bài giảng
+ Ta có thể thay đổi vị trí của trang.
C1: Chọn trang cần thay đổi à nhấn nút di chuyển lên trên hoặc xuống dưới trong tab “soạn bài học”.
C2: Nháy chuột phải lên trang cần thay đổi vị trí chọn di chuyển lên hoặc di chuyển xuống.
5. Thao tác soạn bài giảng:
- Nháy đúp chuột vào khung soạn thảo để nhập nội dung dạng text vào bài giảng.
Chỉnh phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, căn lề, giãn dòng….
- Thêm khung soạn thảo nháy chuột phải trên nền trang soạn thảo chọn thêm khung soạn thảo.
- Chèn liên kết vào bài giảng
+ Chèn liên kết dữ liệu từ máy tính.
Vào tab “Chèn đa phương tiện” chọn siêu liên kết:
Tại ô Chuỗi liên kết ta đặt lại tên.
Nhấn “link cục bộ”à mở file cần liên kết (trong mục file name chọn all file)à openà đồng ý.
+ Chèn liên kết từ một trang web.
Vào tab “Chèn đa phương tiện” chọn siêu liên kết:
Tại ô Chuỗi liên kết ta đặt lại tên.
Tại địa chỉ link ta gõ tên của trang web à nhấn đồng ý để tạo liên kết.
6. Chèn hình ảnh vào bài giảng, chụp hình và chỉnh sửa ảnh:
- Chèn ảnh vào bài giảng từ máy tính:
C1: Chèn ảnh từ layout trên trang soạn thảo. nhấn biểu tượng chèn ảnhà chọn ảnh từ nơi lưu trữ trong máy tínhà open.
C2: Vào tab “ Chèn đa phương tiện” chọn biểu tượng chèn hình ảnhà chọn ảnh cần chènà openà đồng ý.
C3: Mở ảnh ở nơi lưu trữ nháy chuột phải chọn copy, mở trang soạn thảo nháy chuột phải chọn dán.
- Chèn ảnh vào bài giảng từ hệ thống:
Nháy vào thư viện hình ảnhà nháy đúp chuột lên ảnh muốn chèn (ảnh ở thư viện quan sát khó nên muốn chèn ảnh nào thì  quan sát ảnh trong tab “ quản lý dữ liệu” nhớ tên ảnh đó).
- Chèn ảnh sử dụng chức năng chụp hình
Sử dụng tab “ Ghi âm ghi hình” chọn mục chụp hình từ màn hình hoặc từ webcam.
+ Chụp hình từ màn hình:

Ta có thể lựa chọn chụp ngay, chụp sau khoảng thời gian với các hình thức chụp 1 vùng màn hình hoặc toàn bộ màn hình.
VD: Chụp một vùng màn hình. Khi màn hình mờ ta nhấn giữ chuột và kéo chọn vùng màn hình muốn chụp sau đó thả chuột.

Sau khi chụp xong ta có thể chụp lại nếu chưa ưng ý, chèn vào bài giảng, chỉnh sửa, lưu lại.
+ Chụp hình từ webcam
Mở tab “ghi âm ghi hình” chọn chụp hình ảnh từ webcam. Điều kiện máy tính có webcam. Chụp xong thì ta có thể chụp lại nếu chưa đẹp, chỉnh sửa, lưu lại sau đó chèn vào bài giảng.
Ảnh sau khi chèn vào trang soạn thảo ta có thể thay đổi kích thước bằng cách dùng chuột để kéo, hoặc có thể xóa đi.
7. Chèn âm thanh vào bài giảng, ghi âm và chỉnh sửa âm thanh.
- Chèn âm thanh từ máy tính:
C1: Chèn âm thanh từ layout trên trang soạn thảo. Nhấn biểu tượng chèn âm thanhà chọn âm thanh từ nơi lưu trữ trong máy tínhà open.
C2: Vào tab “ Chèn đa phương tiện” chọn biểu tượng chèn âm thanhà chọn âm thanh cần chènà openàđồng ý.
C3: Mở ảnh ở nơi lưu trữ nháy chuột phải chọn copy, mở trang soạn thảo nháy chuột phải chọn dán.
Ta có thể chỉnh sửa kích thước cũng như xóa file âm thanh đó.
- Chèn file âm thanh sử dụng chức năng ghi âm của hệ thống.
Nháy chuột chọn tab “Ghi âm ghi hình” ànhấn ghi âm từ microphone.
Giao diện xuất hiện ta nhấn nút hình tròn màu đỏ để thực hiện ghi âm, để thu được âm ta sử dụng thiết bị hỗ trợ như micro đối với máy tính để bàn.
Nhấn nút hình vuông màu xanh để dừng ghi âm.

Sau khi ghi âm xong ta có thể chỉnh sửa, xóa.
Nhấn nút chèn vào bài giảng rồi mở xem trước để xem.
- Chỉnh sửa file âm thanh (cắt và ghép)
+ Cắt file âm thanh(audio):
Nháy chuột vào tab “ghi âm ghi hình” Chọn chỉnh sửa âm thanh. Giao diện chỉnh sửa xuất hiệnàcắt audio

Nháy chuột chọn “thêm” và chọn file âm thanh cần cắtàopen.
Nháy đúp chuột chọn file âm thanh đó. Tại tab “audio” ta nhấn giữ chuột và điều chỉnh cần gạt để lấy đoạn audio cần.
 

Nhấn cắt audio để hệ thống tiến hành cắt file. Nhập tên file audio mới cắt và chọn nơi lưu trữ à đồng ý.
Nháy chuột chọn file mới và nhấn nút chèn vào bài giảng.
+ Ghép file âm thanh(audio):
Nháy chuột vào tab “ghi âm ghi hình” Chọn chỉnh sửa âm thanh. Giao diện chỉnh sửa xuất hiệnàchọn ghép audio.
Nhấn nút thêm để thêm file vào thư viện
Nháy phải chuột lên các file cần ghép chọn “Cắt hoặc đưa vào danh sách ghép” hoặc nháy đúp chuột lên các file đó.
Ta có thể di chuyển lên hoặc xuống để thay đổi vị trí cho file audio.
Nhấn “ghép audio” để hệ thống tiến hành ghép. Ta nhập tên cho file mới và chọn nơi lưu trữ sau đó nhấn nút “đồng ý”.
Nhấn chọn file mới ghép trong thư viện và nhấn “chèn vào bài giảng”.
8 Chèn video vào bài giảng, ghi hình và chỉnh sửa video.
- Chèn video vào bài giảng
C1: Chèn video từ layout trên trang soạn thảo. Nhấn biểu tượng chèn videoà chọn video từ nơi lưu trữ trong máy tínhà open.
C2: Sử dụng tab”chèn đa phương tiện” nhấn nút “chèn video”à
Chọn video muốn chèn nhấn openà đồng ý.
C3: Mở video ở nơi lưu trữ nháy chuột phải chọn copy, mở trang soạn thảo nháy chuột phải chọn dán.
Ta có thể chỉnh sửa kích thước cũng như xóa file video đó.
- Chèn video sử dụng chức năng ghi hình của hệ thống.
Mở tab “ghi âm ghi hình” chọn ghi hình từ webcam hoặc ghi hình từ màn hình máy tính.
+ Ghi hình từ webcam
Nháy chuột chọn tab “Ghi âm ghi hình” ànhấn “ghi hình từ webcam”
Giao diện xuất hiện ta nhấn nút hình tròn màu đỏ để thực hiện ghi hình. Nhấn nút hình vuông màu xanh để dừng ghi hình.
+ Ghi hình từ màn hình máy tính
Vào tab”ghi âm ghi hình” chọn mục ghi hình từ màn hình máy tính. Nhấn nút màu đỏ hoặc nhấn F9 để ghi hình.
Ta có thể chọn ghi toàn bộ màn hình hay 1 vùng màn hình.
Quay toàn màn hình khi quay biểu tượng ở thanh toolbar.
Để dừng quay nhấn phải chuột vào  biểu tượng trên thanh toolbar hoặc nhấn Ctrl+F9 hoặc nhấn nút hình vuông màu xanh.
Nhấn nút tam giác màu xanh có đỉnh hướng sang bên phải để xem nội dung vừa quay được.
Nhấn nút chèn vào bài giảng.
- Thực hiện chỉnh sửa video (cắt, ghép video) vào tab “ghi âm ghi hình” chọn “chỉnh sửa video”. Các thao tác cắt, ghép giống cắt ghép âm thanh như đã trình bày trong mục 7.
9. Chèn Flash
Nháy vào  thư viện tương tác
Nhấn vào tương tác muốn chènà ghép tương tác.
10. Chèn hình vẽ khó vào bài giảng:
Nhấn nút “vẽ hình” trong tab soạn bài học
Hệ thống cung cấp sẵn một thư viện hình vẽ khó với nhiều chủ đề khác nhau.
Chọn hình vẽ cần chèn à kéo thả chuột để vẽànhấn chèn ảnh.

 
11. Chèn biểu đồ:
Nháy chuột vào tab “soạn bài học” chọn “biểu đồ”. Giao diện xuất hiện:

Chọn loại biểu đồ, tên biểu đồ, hiển thị chú thích….
Nhấn “vẽ biểu đồ”àchèn biểu đồ.
12. Chèn câu hỏi vào bài giảng:
Nháy chuột vào tab “soạn bài học” chọn “câu hỏi”.
Chọn loại câu hỏi: Câu hỏi 1 lựa chọn, câu hỏi nhiều lựa chọn,câu hỏi đúng/sai, câu hỏi sắp xếp…
- Nhập nội dung câu hỏi và các đáp án, chọn đáp án đúng.
Trong hộp media ta có thể chọn picture, audio, video, flash để chèn thêm vào.
- Nhấn “ lưu câu hỏi”àChèn câu hỏi.
13. Chèn công thức toán học và ký tự đặc biệt:
Trước khi chèn ta nháy chuột tại khung muốn chèn.
- Chèn công thức toán học:
Nhấn tab “soạn bài học” chọn “CT toán”.
Gõ các công thức cần chèn vàoàChèn công thức.
- Chèn kí tự đặc biệt:
Nhấn tab “soạn bài học” chọn “Ký tự”.
Chọn ký tự muốn chèn.
14.Chèn file Powerpoint, word, excel vào bài giảng
C1:  Nháy tab “Chèn đa phương tiện”à nháy chuột chèn PowerPoint. Chọn file PP muốn chèn, chọn kiểu chèn (dạng hình ảnh, hoặc dạng liên kết)
+ Nếu chèn ở dạng liên kết thì khi đóng gói bài giảng nếu muốn trình chiếu ở máy khác thì phải copy cả file liên kết đó.
C2: Chèn file PP sử dụng layout trên hệ thống.
- Chèn PP từ thư viện dữ liệu của hệ thống.
Chọn bài giảng muốn chèn vào tài liệu. Chọn chèn bài giảng dạng hình ảnh hoặc dạng liên kết.
- Chèn file word, excel tương tự như chèn PP.
15. Thiết lập trình chiếu:
- Thêm nhạc nền: Nháy chuột phải vào trang muốn thêm nhạc nền chọn “thêm”à “thêm nhạc nền”.
- Chèn số trang, tiêu đề header/footer cho bài giảng:
Vào tab “chèn đa phương tiện” chọn header and footer. Nhập tiêu đề cho bài giảng.
Nhấn áp dụng cho trang hiện tại hoặc tất cả các trang.
- Đặt hiệu ứng cho các đối tượng trên trang
Chọn đối tượng cần đặt hiệu ứng sau đó mở tab “hiệu ứng” (gồm các hiệu ứng đi vào, đi ra, tại chỗ.., bỏ chon hiệu ứng).
Chọn sự kiện, tốc độ, thời gian trễ cho các hiệu ứng.
- Đặt hiệu ứng cho trang.
Nháy chuột vào tab “Hiệu ứng trang” Chọn các hiệu ứng theo ý muốn.
- Thiết lập time trình chiếu cho bài giảng.
  Nháy chuột vào tab “soạn bài học” nhấn nút “trình chiếu”.
  Nháy chuột vào để chỉnh sửa thời gian cho từng trang.
16. Đóng gói bài giảng
- Sử dụng tab “Đóng gói bài giảng”.
Chọn xuất PDF, xuất ra html, xuất exe, chuẩn SCom.
Nếu để giảng hàng ngày ta xuất sang exe.


Tags:   n/a
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết